Các khoa học gia Úc phát triển công cụ bảo vệ rặng san hô Great Barrier Reef

Các nhà khoa học tại Úc đã phát triển thành công một công cụ có thể giúp bảo vệ rặng san hô này trong tương lai. Đó là chế tạo san hô có khả năng chịu nhiệt.

Tại một phòng thí nghiệm ở Townsville, các khoa học gia đang miệt mài làm việc.

Họ đang tìm các cách khác nhau để bảo vệ kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp của nước Úc, rặng san hô Great Barrier Reef.

Sau bốn năm nghiên cứu, họ đã đạt được một thành công đáng khích lệ.

Các nhà khoa học đã chế tạo ra một loại cá bột san hô, tạm hiểu là mầm san hô (tiếng Anh là coral larvae) có khả năng chịu nhiệt cao hơn so với các loại san hô thông thường.

Tiến sỹ Patrick Buerger từ cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Liên bang Úc (gọi tắt là CSIRO) là trường nhóm nghiên cứu trên.

Rất tiếc chúng ta không có một phương pháp giải quyết dễ dàng nào, chúng ta vẫn phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đó là một trong những điều quan trọng nhất đối với san hô.

“Chúng tôi có thể đưa ra giải pháp hiện tại như là một cách can thiệp giúp các rặng san hô trong môi trường đang thay đổi này, nhưng vẫn cần thêm các nghiên cứu khác nữa.”

Các nhà khoa học đã tách bỏ một phần trong cá bột san hô được gọi là ‘microalgae’. Họ cải tạo nó trong các điều kiện nhiệt độ cao hơn trước khi đưa nó trở lại trong cá bột.

Họ phát hiện ra rằng những bột cá này có khả năng chịu nhiệt cao hơn.

Giáo sư Madeleine van Oppen là một nhà nghiên cứu cấp cao trong dự án này. Bà làm việc với trường Đại học Melbourne và Viện Khoa học Hàng hải Úc châu.

“Nó đưa đến cho chúng tôi những hy vọng rằng sẽ có thể có các cách để chúng ta có thêm thời gian để bảo vệ các rặng san hộ.”

Rặng san hô Great Barrier Reef đã trải qua đợt bạch hóa diện rộng lần thứ ba trong vòng 5 năm. Chính phủ liên bang đã đầu tư 1.9 tỷ đô la vào việc bảo vệ rặng san hô thông qua các dự án như thế này.

“Chúng tôi cảm thấy rằng việc nghiên cứu rất khẩn cấp bởi vì chúng ta đang mất đi rặng san hô một cách nhanh chóng. Các biểu đồ khí hậu đều dự đoán rằng những sự kiện bạch hóa tương tự như trong năm 2016 và 2017 sẽ trở thành các sự kiện thường niên vào giữa hoặc cuối thế kỷ này.”

Tiến sỹ Patrick Buerger nói rằng một phương án hành động rộng lớn hơn cũng rất cần thiết.

“Điều quan trọng nhất phải giải quyết đó là biến đổi khí hậu. Và mặc dù chúng ta có các biện pháp can thiệp đầy tiềm năng có thể bảo vệ và giúp các rặng san hô chịu nhiệt tốt hơn, giải pháp này cũng phải được song hành với hành động chống biến đổi khí hậu.”

Các khoa học gia từ CSIRO, Đại học Melbourne và Viện Nghiên cứu Hàng hải sẽ tiến hành thử nghiệm xem liệu công nghệ mới này có hiệu quả đối với san hô trưởng thành hay không.

Chúng tôi phải kiểm nghiệm về các tác động dài hạn của sự cộng sinh và các tác dụng phụ có thể có. Sẽ cần có thêm các nghiên cứu khác nữa về vấn đề này.

“Nhưng chúng tôi cũng tự tin rằng phương pháp này sẽ có thể được đưa vào thực hiện trong vài năm tới, chúng tôi sẽ phải dồn hết nỗ lực vào nghiên cứu này để có một biện pháp can thiệp sẵn sàng trong tương lai.”

Tiến sỹ Buerger nói rằng ông hy vọng rằng kỹ thuật này sẽ trở thành một công cụ bảo vệ rặng san hô hiệu quả trong vòng một thập niên.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.