Cuộc ‘thảm sát’ san hô đại dương

San hô vốn được ví như những cánh rừng nhiệt đới của thế giới đại dương. Nhưng một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Science nhận thấy hiện tượng san hô “tẩy trắng” đang xảy ra tràn lan, đe dọa đến sự sinh tồn của loài này. 

Ai đã “nhuộm trắng” san hô?

Hiện tượng tẩy trắng là một trong những cách thức khiến san hô chết nhanh nhất. Đây là một trong những hình thức san hô phản ứng lại môi trường biển đang ngày càng nóng hơn.

San hô là loại động vật sống thành một quần thể và cộng sinh với tảo vàng đơn bào có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho san hô và giúp san hô luôn khỏe mạnh.

Tuy nhiên, chỉ cần nước ấm lên một xíu, những polip san hô sẽ tự loại bỏ tảo vàng đơn bào bệnh làm cho chính san hô mất màu và mất chất dinh dưỡng. Đây là hiện tượng tẩy trắng.

Nếu nước không lạnh lại ngay, cả rạn sa hô sẽ bắt đầu “chết đói”, hoặc nhiễm khuẩn.

Cuộc thảm sát san hô đại dương - Ảnh 2.

Rạn san hô bị tẩy trắng ở Rạn Great Barrier (Úc) tháng 3-2016 – Ảnh: Terry Hughes

Với những rạn san hô may mắn sống sót qua giai đoạn trên cũng phải mất 10 năm mới có thể phục hồi. Ngày nay, những đợt tẩy trắng trên diện rộng xảy ra 6 năm 1 lần, quá nhanh để một hệ sinh thái có thể hồi phục.

“Tôi không muốn nói những rạn san hô sẽ tuyệt chủng nhưng sẽ không còn như trước nữa”, Howard Lasker – một giáo sư sinh thái học ở trường ĐH Buffalo (Mỹ) cho biết.

Tốc độ “thảm sát” khủng khiếp

Theo trang The Atlantic, trong thập niên 1980, hiện tượng tẩy trắng rất hiếm và thường xảy ra với tần suất khoảng 1 lần trong 25-30 năm. Tuy nhiên đến năm 2016, tần suất đã tăng gấp 5 lần.

Giáo sư Terry Hughes – giám đốc trung tâm nghiên cứu san hô ARC Center of Excellence for Coral Reef Studies, cho biết từ năm 1998 đến nay, ông đã chứng kiến 3 lần tẩy trắng vào các năm 2002, 2016, và 2017.

Vùng biển phía Tây Đại Tây Dương cũng đang ấm lên. Một nửa lượng san hô ở vùng biển Caribe của Mỹ đã không còn trong năm 2005 sau khi một đợt nóng đã quét qua Puerto Rico và Quần đảo Virgin của Mỹ.

Cho tới nay, trung bình những rạn san hô phía tây Đại Tây Dương đã tẩy trắng khoảng 10 lần kể từ năm 1980.

Cuộc thảm sát san hô đại dương - Ảnh 3.

Rạn san hô ở Caye Caulker (biển Caribe) tan hoang sau 1 đợt tẩy trắng – Ảnh: The Atlantic

Ngoài ra, hơn một nửa lượng san hô ở vùng biển nước Úc và Ấn Độ Dương đã bị tẩy trắng 3 lần kể từ năm 1980. Trong đó những rạn san hô gần nước Úc hiện đang bị thiệt hại với tốc độ nhanh nhất.

“Tính trung bình thì 35% diện tích của 84 rạn san hô mà chúng tôi khảo sát ở các vùng miền bắc và khu trung tâm của rạn Great Barrier, tức là ở giữa Townsvile và Papua New Guinea, nay đã chết hoặc đang hấp hối”, giáo sư Terry Hughes thông tin.

Các khoa học gia cảnh báo rằng để san hô có thể phục hồi sẽ cần tới ít nhất là 10 năm, nhưng để khôi phục lại được những rạn san hô lớn nhất, lâu đời nhất nay đã chết thì sẽ cần thời gian lâu hơn rất nhiều.

Những “kẻ thù” khác

Cuộc thảm sát san hô đại dương - Ảnh 4.

Rạn san hô trước và sau cơn bão Maria và Irma đổ bộ – Ảnh: Howard Lasker

Một tháng sau cơn bão Irma và Maria đổ bộ vào nước Mỹ, Lasker đã khảo sát những rạn san hô mà ông đang nghiên cứu ở Vườn Quốc gia quần đảo Virgin (Mỹ) và thấy những thiệt hại đáng kể.

Ngoài ra, san hô cũng chịu thiệt hại rất lớn do mỏ neo của các tàu thuyền hay các vật dụng đánh cá, cũng như các thợ lặn.

Tại những nơi mà nghề cá địa phương gây hại cho rạn san hô, các chương trình tuyên truyền đã được thực hiện để giáo dục dân chúng về hệ sinh thái và việc bảo vệ rạn san hô, trong khi chính phủ nhiều nước cũng cấm lấy san hô từ các rạn san hô để giảm thiệt hại từ những người thợ lặn. 

San hô rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học đã tiên đoán rằng đến năm 2030 hơn 50% các rạn san hô trên thế giới có thể bị hủy diệt nếu không có những hành động quyết liệt.TRỌNG NHÂN

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.