Dự án bảo vệ bảo tồn rạn san hô kết hợp thể thao lặn biển

Thực hiện Công văn số 7307/VP-KTCN ngày 25/02/2018 của Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang về việc xem xét chủ trương lập dự án bảo vệ, bảo tồn rạn san hô kết hợp lặn biển thân thiện tại Hòn Bờ Đập, xã Nam Du, huyện Kiên Hải.

Tiềm năng tài nguyên biển (san hô) vùng biển Kiên Giang khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên, công tác bảo tồn, bảo vệ chưa được quản lý một cách có hiệu quả; đối với Hòn Bờ Đập, xã Nam Du, ghi nhận có sự xuất hiện của các loài san hô phân bố quanh vùng. Vì vậy, việc bảo vệ, bảo tồn là rất cần thiết; về chủ trương của Nhà nước khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư bảo vệ, bảo tồn rạn san hô kết hợp khai thác du lịch bền vững. Dự án của Công ty TNHH MTV Hiền Công (gọi tắt là Công ty Hiền Công) là một trong những dự án đề xuất đầu tiên trên địa bàn tỉnh về mô hình này. Trên cơ sở Bản thỏa thuận hợp tác ngày 26/12/2018 giữa Viện Hải dương học và Công ty TNHH MTV Hiền Công về việc thực hiện Dự án bảo vệ, bảo tồn rạn san hô kết hợp lặn biển thân thiện tại Hòn Bờ Đập, xã Nam Du, huyện Kiên Hải. 

Vừa qua, ngày 29-3, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TN&MT) có tổ chức cuộc họp lấy ý kiến về chủ trương thực hiện Dự án bảo vệ, bảo tồn rạn san hô kết hợp lặn biển thân thiện tại Hòn Bờ Đập, xã Nam Du, huyện Kiên Hải, do ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì cuộc họp, tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Du lịch; Văn hóa và Thể thao; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; đại diện UBND, phòng NN&PTNT huyện Kiên Hải; Văn phòng UBND tỉnh; UBND xã Nam Du. 

2731 Toancanh 800
Dự án bảo vệ bảo tồn rạn san hô kết hợp thể thao lặn biển 4

Theo Báo cáo thuyết minh dự án: diện tích khu vực biển thực hiện dự án là 11,4 ha; ranh giới dự án giáp với phần còn lại của Hòn Bờ Đập về phía Bắc, các hướng: Đông, Tây, Nam giáp biển. Hòn Bờ Đập (còn gọi là Hòn Bơ Trà) được bao quanh bởi bờ đá hoặc san hô chết và bên ngoài là rạn san hô; kết quả khảo sát rạn san hô của Viện Hải dương học theo phương pháp Mata Tow vào năm 2005 cho thấy rạn san hô là thành phần chủ đạo xung quanh Hòn Bờ Đập với độ phủ chủ yếu vào loại bậc 2 (11-30%) và số ít bậc 3 (31-50%); so với các vùng rạn khác ở Nam Du, rạn xung quanh Hòn Bờ Đập và cùng với Hòn Hoa Lư có hiện trạng rạn san hô tốt hơn (với độ phủ trung bình tương ứng khoảng 23,5% và 31,44%). Theo thông tin của nhân dân địa phương, thường xuyên có một số loài cá biển (cá mú, cá dìa,…) vào khu vực rạn san hô cư trú, sinh sản; tuy nhiên, hiện nay công tác bảo vệ rạn san hô tại đây chưa có được quan tâm đúng mức do nhiều nguyên nhân nên thường xảy ra việc người dân địa phương vào khu vực này khai thác, xâm phạm tiêu cực; việc khai thác thiếu quản lý nếu diễn ra lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển tự nhiên của san hô ở khu vực này. Với mong muốn của Công ty Hiền Công đóng góp vào công tác bảo vệ, bảo tồn rạn san hô tại Hòn Bờ Đập, đồng thời có giải pháp khai thác một cách bền vững, góp phần thu hút khách du lịch đến với quần đảo Nam Du, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tại cuộc họp được rất nhiều ý kiến tham gia thảo luận, đa số là đồng tình ủng hộ và đề nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho Doanh nghiệp được tham gia đầu tư bảo vệ, bảo vệ, bảo tồn rạn san hô và kết hợp du lịch bền vũng.

Kết thúc cuộc họp, ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kết luận: Qua ý kiến đại diện các sở, ngành và địa phương đều thống nhất cao, đồng tình ủng hộ với Dự án theo đề xuất của Công ty Hiền Công; để có cơ sở báo cáo, xin chủ trương UBND tỉnh, đề nghị chủ đầu tư và đơn vị tư vấn chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện dự án một số nội dung theo góp ý: Về tên dự án, điều chỉnh tên mới là: Dự án “Bảo vệ, bảo tồn rạn san hô kết hợp Lặn biển thể thao giải trí” tại Hòn Bờ Đập, xã Nam Du, huyện Kiên Hải; về nội dung dự án: Bổ sung thêm căn cứ pháp lý các lĩnh vực: Du lịch, thể thao giải trí; đầu tư, thủy sản, giao khu vực biển…; Mục tiêu cần có chỉ tiêu cụ thể để làm cơ sở giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; cập nhật số liệu hiện trạng (Viện Hải dương học đã có khảo sát mới); tổng vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư và tiến độ thực hiện dự án; dự án thí điểm giai đoạn đầu là 02 năm; hoàn thiện Thuyết minh dự án hạn chót đến cuối tháng 4/2019./. 

Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.