Khoảng 25% các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng

(Thanh tra)- Đó là thông tin được báo cáo đánh giá toàn cầu IPBES về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái cho biết tại Hội thảo “Đánh giá toàn cầu IPBES: Nghiên cứu điển hình tại Việt Nam”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường, tổ chức ngày 27/4.

Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.

Tuy nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam đang gặp phải những thách thức lớn như khai thác quá mức, mất, suy giảm chất lượng sinh cảnh, ô nhiễm môi trường sông, sinh vật ngoại lai xâm hại và biến đổi khí hậu toàn cầu. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ và và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã cũng đang gây áp lực đến sự đa dạng sinh học.

Theo báo cáo đánh giá toàn cầu IPBES đã chỉ ra, các hệ sinh thái tự nhiên đã suy giảm trung bình 47%, khoảng 25% các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trên cạn, các hệ sinh thái đặc biệt nhạy cảm gồm rừng nguyên sinh, các hệ sinh thái cực đoan và đất ngập nước ước tính có khoảng 25% đất đai là chưa bị ảnh hưởng quá mức khi các quá trình sinh thái và tiến hóa vẫn hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của con người.

Các hệ sinh thái biển và ven biển đang suy giảm nhanh chóng. Độ che phủ của san hô sống trên các rạn san hô đã giảm gần một nửa trong 150 năm qua. Trữ lượng cá bị khai thác quá mức chiếm tới 33% và hơn 55% diện tích đại dương trở thành nơi đánh bắt qui mô lớn.

Tính toàn vẹn sinh học giảm trung bình 23% ở các quần xã trên cạn, sinh khối toàn cầu của các loài thú hoang dã giảm 82% và 72% các chỉ số do người bản địa và cộng đồng địa phương cho thấy sự suy thoái của các yếu tố tự nhiên đang tiếp tục diễn ra.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do chuyển mục đích sử dụng đất và biển; khai thác trực tiếp các sinh vật; biến đổi khí hậu; ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm lấn.

Tại báo cáo cũng đã đề xuất một số giải pháp chính, đó là tăng cường hợp tác quốc tế và gắn với các biện pháp phù hợp ở địa phương sử dụng 5 đòn bẩy: Xây dựng các khuyến khích và nâng cao năng lực rộng rãi về trách nhiệm môi trường và loại bỏ những khuyến khích sai trái; cải cách quá trình ra quyết định theo ngành và theo lộ trình để thúc đẩy hợp tác giữa các lĩnh vực và khu vực pháp lý;

Ngoài ra, thực hiện các hành động có tính ngăn chặn và phòng ngừa trong các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp để tránh, giảm thiểu và khắc phục sự suy thoái của thiên nhiên và giám sát kết quả thực hiện; quản lý các hệ thống xã hội và sinh thái có khả năng chống chịu khi đối mặt với sự không chắc chắn và phức tạp, để đưa ra các quyết định chắc chắn trong nhiều kịch bản; và tăng cường thực thi chính sách và luật pháp môi trường.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.