Ninh Thuận: Bãi đá cổ hàng “triệu năm” bị đào xới tan hoang

Được người dân phát hiện và báo chí đưa tin rầm rộ cách đây chưa lâu, thế nhưng hiện nay bãi đá cổ Karang (hay còn được gọi là bãi san hô cổ) hàng triệu năm tuổi ở Ninh thuận đã có dấu vết tác động mạnh mẽ từ con người. Hàng trăm phiến đá đã bị ủi bay, nằm lăn lóc trên nền đất.

Ninh Thuận: Bãi đá cổ vừa được phát hiện đã bị đào xới tan hoang - Ảnh 1.
Trong khi các ngành chức năng chưa kịp vào cuộc nghiên cứu thì phần lớn diện tích bãi đá cổ Karang đã bị người dân phá tan hoang. Ảnh: Quang Đăng

Bãi đá cổ Karang tọa lạc tại khu vực giáp ranh giữa xã Phước Hải và thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), cách làng Chăm Mỹ Nghiệp chừng hơn 1km. Hình ảnh bãi đá cổ được báo chí và người dân đăng lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. 

Tuy nhiên, trong khi ngành chức năng và chính quyền địa phương chưa kịp vào cuộc thì tình trạng người dân san ủi mặt bằng đã làm thay đổi một phần lớn diện tích bãi đá cổ nơi đây, hàng trăm phiến đá đã vỡ tan tành trước khi được nghiên cứu, đánh giá.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt chiều 16/3, hiện nay khu vực bãi đá cổ Karang chỉ còn lại một diện tích nhỏ so với thời điểm trước đó được phát hiện. Phần diện tích lớn giáp với đất nông nghiệp của người dân đã có dấu hiệu tác động của máy móc cơ giới để san ủi mặt bằng, khiến hàng trăm phiến đã đã bị ủi bay, không còn giữ nguyên hiện trạng so với ban đầu.

Cùng với đó, nạn khai thác cát bừa bãi tại khu vực này làm ảnh hưởng đến địa hình, địa thế tự nhiên cũng đã làm thay đổi môi trường sống của một số các thực vật, ảnh hưởng đến nét hoang sơ vốn có của bãi đá. 

Chứng kiến cảnh tượng trên, nhiều du khách và người dân địa phương đã không khỏi xót xa trước viễn cảnh bị xóa sổ của một thắng cảnh có một không hai của địa phương. Chị Hoàng Nguyễn Thùy Diễm, du khách ở Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) chia sẻ, biết đến bãi đá san hô cổ nói trên qua báo chí nên khi đến Ninh Thuận cũng muốn đến xem và chụp ảnh lưu niệm. Cảnh đẹp độc đáo và hoang sơ thế này hiếm nơi có được nên rất cần được bảo vệ và phát huy, đặc biệt là để làm du lịch trong tương lai.

Ông Văn Công Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa–Thể thao–Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, bãi đá cổ Karang mới được phát hiện chưa lâu nên ngành chức năng vẫn chưa xác định, đánh giá được hết giá trị thực của nó. Trong thời gian tới, Sở sẽ có chỉ đạo bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá đồng thời đề xuất địa phương có biện pháp bảo vệ kịp thời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu về lâu dài.

“Sau khi nghiên cứu, đánh giá nếu thực sự đây là bãi đá cổ có giá trị về nhiều mặt thì chúng tôi sẽ tham mưu cho địa phương đề xuất ngành chức năng tiến hành nghiên cứu, đánh giá xếp loại di sản để có cơ sở bảo tồn bền vững”, ông Hòa thông tin thêm.

Ninh Thuận: Bãi đá cổ vừa được phát hiện đã bị đào xới tan hoang - Ảnh 2.
Hàng trăm phiến đá lớn nhỏ có hình thù kỳ lạ, độc đáo đã bị ủi bay lăn lóc. Ảnh: Quang Đăng

Ninh Thuận: Bãi đá cổ vừa được phát hiện đã bị đào xới tan hoang - Ảnh 3.
Nhiều bạn trẻ thích khám phá và người dân tỏ vẻ tiếc nuối trước cảnh đá bị tàn phá. Ảnh: Quang Đăng
Ninh Thuận: Bãi đá cổ vừa được phát hiện đã bị đào xới tan hoang - Ảnh 4.
Theo người dân địa phương, đây có thể là bãi san hô đã hóa thạch cách đây hàng triệu năm rất cần được bảo tồn Ảnh: Quang Đăng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.