Rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng sẽ khó phục hồi

Các nhà khoa học ngày 10/4 đã đưa ra cảnh báo, san hô bị tẩy trắng trong 2 năm liên tiếp tại rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier của Australia sẽ khó có triển vọng phục hồi.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh vị trí của rạn san hô này một lần nữa đang hứng chịu tác động của nhiệt độ nước biển ấm lên.

Nhà sinh học đại dương James Kerry thuộc Đại học James Cook (Australia) cho biết san hô bị tẩy trắng không nhất thiết là san hô chết, nhưng ở khu vực trung tâm của rạn Great Barrier nguy cơ san hô chết là rất cao.

Theo ông Kerry, cần mất ít nhất một thập kỷ để phục hồi hoàn toàn ngay cả san hô đang phát triển nhanh nhất. Vì vậy, không có triển vọng phục hồi san hô bị tẩy trắng năm 2016. Đây là lần thứ tư hiện tượng tẩy trắng san hô đã ảnh hưởng tới rạn Great Barrier sau các hiện tượng tương tự vào năm 1998, 2002 và 2016.

Trong khi đó, nhà khoa học Terry Hughes đứng đầu Trung tâm Chuyên nghiên cứu rạn san hô thuộc Đại học James Cook cho rằng năm 2017 vẫn có nguy cơ xảy ra hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt dù thậm chí không có “sự hỗ trợ” của hiện tượng El Nino – một chu kỳ thời tiết tự nhiên tại khu vực Thái Bình Dương.

0801 phu quoc 3
Rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng sẽ khó phục hồi 4

Ngoài ra, rạn san hô Barrier Reef còn bị tác động bởi cơn bão nhiệt đới Debbie mạnh cấp độ 4 quét qua khu vực này hồi tháng trước, ảnh hưởng chủ yếu khu vực phía Nam của rạn san hô này từng “thoát khỏi” hiện tượng tẩy trắng. Mức độ tàn phá của bão Debbie đối với rạn san hô Great Barrier hiện vẫn chưa rõ nhưng các nhà khoa học cho rằng mức độ thiệt hại có thể là rất nghiêm trọng.

Nhà khoa học Hughes cảnh báo, nhiệt độ Trái Đất ấm lên có thể gây ra thêm hiện tượng tẩy trắng san hô.

Ông cho biết, việc nhiệt độ Trái Đất tăng 1 độ là nguyên nhân gây ra 4 lần hiện tượng tẩy trắng san hô trong vòng 19 năm qua. Năm ngoái, rạn san hô Great Barrier đã chứng kiến hiện tượng bị tẩy trắng do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu, khiến 2/3 dải san hô ở phía Bắc bị chết.

Theo các nhà khoa học, khi nước quá biển quá nóng, san hô phải đẩy tảo sống ra khỏi cơ thể mình khiến san hô bị vôi hóa, chuyển sang màu trắng và chết đi.

Các rạn san hô ngầm là một trong những hệ sinh thái biển quan trọng và hữu ích nhất của ngành du lịch và giúp duy trì nghề cá. Rạn san hô Great Barrier là hệ sinh thái sống lớn nhất thế giới, trải dài 2.600 km dọc bờ biển phía Đông Bắc Australia, mang về doanh thu du lịch khổng lồ mỗi năm cho nước này.

Rạn san hô Great Barrier được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Tuy nhiên, do sự tác động của môi trường, gần 1/4 diện tích san hô của rạn san hô này tại các khu vực phía Bắc xa xôi ở Cairns, Queensland đã bị tổn thương và biến mất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.