Tác dụng trong y học của cây dương biển (san hô đen) lấy từ thực tế đời sống

Theo y học cổ truyền, san hô đen vị ngọt, tính bình, có công dụng giải nhiệt tiêu độc, khu ế minh mục (làm sáng mắt), an thần trấn kinh (an thần và chống co giật). Trong y học, san hô nói chung và san hô đen nói riêng thường được sử dụng trong các bệnh lý về xương. Cụ thể:

Từ năm 1998, sản phẩm chế từ san hô bắt đầu được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Với bệnh nhân không may bị tai nạn giao thông, chấn thương hoặc bị bệnh phải múc bỏ mắt…, ngay sau khi múc mắt, các nhà phẫu thuật sẽ ghép một viên bi san hô vào bao củng mạc để tạo hình lại hốc mắt, giữ cơ nhãn cầu đúng vị trí, không bị teo. Sau khi lành, các bác sĩ sẽ đặt mắt giả vào và người bệnh có thể liếc được.

Trong chuyên khoa răng hàm mặt, khi nhổ răng, thầy thuốc có thể ghép san hô cho đầy sống hàm, chống teo sống hàm để lúc làm răng giả đặt vào sẽ thuận lợi hơn. Trong trường hợp các chóp răng bị sâu và viêm tạo thành những hốc gọi là nang chóp răng, khi điều trị phải nạo bỏ xương viêm và sẽ để lại một khoảng trống, muốn làm xương phải có vật liệu ghép. Trước đây, người ta phải dùng vật liệu HTR của Pháp rất đắt tiền. Nay sử dụng sản phẩm san hô sinh học Việt Nam chỉ sau khoảng 3 tháng san hô được xương mọc vào thay thế, đồng hoá gần như bình thường. Trong những năm gần đây, san hô bắt đầu được dùng để tạo hình những phần khiếm khuyết xương cho bệnh nhân bị tổn thương xương hàm, xương gò má, xương hốc mắt… Những bệnh nhân này, trước đây, phải chấp nhận mặt bị móp, biến dạng do thiếu xương hoặc phải dùng ximăng, titanium rất đắt tiền và sau ghép không tự tiêu được.

Trong những bệnh lý gây chèn ép tuỷ (do thoái hoá xương hoặc đĩa đệm, chèn ép vào lòng tuỷ), người ta đã thực hiện phương pháp điều trị là mở rộng ống sống, dùng san hô làm vật liệu ghép để làm rộng ống sống. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh và Khoa Ngoại – Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công hàng chục ca bệnh theo phương thức như vậy.

Theo kinh nghiệm dân gian, ở nước ta (chủ yếu là vùng biển miền Nam) và Trung Quốc, người ta thường đốt những nhánh san hô đen rồi hít lấy khói để chữa viêm mũi nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng. Trên thực tế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu hiện đại nào chứng minh hiệu quả cụ thể của phương pháp này. Bởi vậy, khi sử dụng cần phải rất thận trọng, nếu thấy có hiệu quả thì có thể dùng tiếp, nếu không thì nên dừng lại và thực hiện các biện pháp khác theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

ThS. Hoàng Khánh Hiển

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.