Vai trò mới của các rạn san hô trong hình thành bộ xương đá vôi CCA?

Nghiên cứu về các loài san hô sẽ kỳ vọng mở ra nghiên cứu mới về gene có thể đóng vai trò trong sự hình thành bộ xương đá vôi CCA.

Các loài tảo biển tạo ra các rạn san hô sở hữu một cấu trúc phân tử độc đáo có thể giúp các rạn san hô chống lại những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu trong tương lai.

Đây là kết quả nghiên cứu về các loài san hô, đăng tải trên tạp chí Scientific Reports của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Griffith và Viện Các dòng sông của Australia.

Theo nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã phân tích lượng gene hoạt động của 4 loài rong san hô-tảo (CCA) khác nhau, những thành phần không thể tách rời trong quá trình hình thành cũng như khả năng phục hồi của các rạn san hô và phát hiện thấy mối liên hệ quan trọng của chúng với tình trạng biến đổi khí hậu.

Chuyên gia Tessa Page, đồng tác giả của nghiên cứu, nói: “Chúng tôi đã phát hiện thấy protein sốc nhiệt trải qua một quá trình nhân đôi giữa các loài CCA khi so sánh với các loài tảo đỏ khác.

Quá trình này có thể liên quan đến lịch sử tiến hóa tảo và có thể giúp chúng tồn tại trong trong môi trường nhiệt độ cao, thậm chí là lượng carbon dioxide tăng cao hơn trong tương lai.”

Không chỉ giúp tạo nên các rạn san hô, các loài tảo biển này có một quá trình vôi hóa độc đáo, khiến chúng tách biệt với san hô và các loài tảo đỏ khác.

Nghiên cứu này kỳ vọng mở ra nghiên cứu mới về gene có thể đóng vai trò trong sự hình thành bộ xương đá vôi CCA.

Phát hiện mới nhất này đặc biệt quan trọng bởi lẽ các rạn san hô phụ thuộc vào tảo nhờ khả năng tự tạo rạn san hô của chúng, hỗ trợ và củng cố cấu trúc phức tạp của các rạn san hô và định hình sự sống của các động vật không xương sống được coi là có tầm quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái như san hô và bào ngư.

Trong những năm gần đây, các rạn san hô lớn ở Australia đã bị tác động lớn của quá trình tẩy trắng, khi điều kiện môi trường bất thường, như nhiệt độ nước biển ấm hơn, khiến san hô tống ra lượng tảo quang hợp nhỏ, ảnh hưởng tới màu sắc của chúng.

Theo trường Đại học Griffith, công trình của các nhà nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai điều tra sự biến đổi gene của các loài quan trọng nhằm đối phó với sự thay đổi môi trường do sự gia tăng carbon dioxide trong khí quyển tạo ra.

Theo PHƯƠNG HOA

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.