Bảo tồn nguồn lợi biển đang ngày càng cạn kiệt

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về mục tiêu bảo tồn nguồn lợi biển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đang đẩy mạnh chính sách giảm khai thác, tăng nuôi biển, đa dạng hệ sinh thái đại dương.

Nguồn lợi biển đang cạn kiệt vì bị khai thác kiểu “hủy diệt”

Theo Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, vùng biển Việt Nam có khoảng 20 hệ sinh thái điển hình, phân bố trên 1.000.000 km2 diện tích ở biển Đông. Hệ sinh thái biển với chừng 11.000 loài sinh vật cư trú; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển…, ước tính, mỗi năm, khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam lên tới khoảng 60-80 triệu USD…

Bộ NNPTNT họp bàn giải pháp bảo vệ nguồn lợi biển. Ảnh: Vũ Long
Bộ NNPTNT họp bàn giải pháp bảo vệ nguồn lợi biển. Ảnh: Vũ Long

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều rạn san hô đã không được bảo vệ, đặc biệt là san hô ở khu vực đảo Hòn Mun thuộc vịnh Nha Trang (Khánh Hoà) bị chết hàng loạt, mức độ suy thoái lên tới 60-90% gây tổn thất lớn, lâu dài về kinh tế và rất khó hồi phục.

Tại 28 tỉnh, thành phố ven biển, tình trạng đánh bắt các loài sinh vật biển kiểu “hủy diệt” vẫn đang tồn tại, nếu không kịp thời ngăn chặn phối hợp với nuôi thả, nguồn lợi biển trong tương lai sẽ cạn kiệt, “chẳng còn cá tôm để đánh bắt” như lời PGS.TS Chu Hồi – chuyên gia hàng đầu về tài nguyên, môi trường biển Việt Nam nói.

“Tuy nhiên, thời gian qua, cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực để tăng diện tích các khu bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng kết quả chưa như mong muốn” – ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, chia sẻ.

Giảm khai thác, tăng nuôi biển nhằm tăng nguồn lợi thủy sản

Ngày 28.7, tại Hội nghị Sơ kết công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, ông Nguyễn Quang Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng Thủy sản nhấn mạnh: Bộ NNPTNT cũng như các địa phương luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, tuy nhiên, cần nhân rộng cách làm hay của các địa phương để đạt hiệu quả trên diện rộng.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, Quảng Ninh là địa phương có tiềm năng và lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế đại dương, khác biệt là khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, để khai thác bền vững, Quảng Ninh cần bảo tồn nguồn lợi. Trong đó, cần kiểm soát hoạt động đánh bắt thủy sản trên địa bàn, sản lượng khai thác ngoài tự nhiên chỉ duy trì ở mức 20-25% so với tổng sản lượng, còn lại là khai thác từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) nhấn mạnh: Để khôi phục nguồn lợi biển, hiện nay, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã thả được tổng số hơn 36 triệu con và 60.000kg giống thủy sản các loại. 

“Theo kế hoạch, trong năm 2022, cả nước dự kiến tổ chức thả hơn 53 triệu con và 150.000kg giống thủy sản các loại vào thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá trà sóc, cá thát lát cườm, cá he vàng, cá lăng, cá bỗng, cá mú chấm đen, tôm sú, cua xanh…” – ông Trần Đình Luân cho hay.

Mới đây, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trên Vịnh Bắc bộ do Bộ NNPTNT Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc và UBND tỉnh Quảng Ninh đồng chủ trì tổ chức tại khu vực bán đảo Tuần Châu (Quảng Ninh).

Để ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, trong thời gian tới, cần tiếp tục giảm khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ, vùng lộng, tăng cường nuôi trồng thủy sản (nuôi biển), tập trung vào các khâu bảo quản, chế biến, giảm tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch… Theo đó, định hướng sẽ giảm khai thác thủy hải sản từ 3,9 triệu tấn/năm xuống 2,8 triệu tấn; đồng thời, tăng cường nuôi biển. Để phục vụ cho chiến lược này, bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nuôi biển, nhất là thu hút đầu tư nuôi biển công nghệ cao.

“Bộ NNPTNT sẽ có những chính sách ưu tiên nguồn lực đầu tư cho việc củng cố, xây dựng mới hệ thống hạ tầng phục vụ cho nuôi biển như phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, từ đó tạo ra các sản phẩm chủ lực có chất lượng, đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.