Độc đáo thành phố trên rạn san hô giữa Thái Bình Dương

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy những dấu hiệu về một thành phố nằm giữa rạn san hô ở Thái Bình Dương. Những đồn đoán xung quanh thành phố này cho rằng nơi đây có thể là kinh đô của một đế chế cổ đại nào đó hay là vùng đất bị nguyền rủa, ma ám… Tất cả thôi thúc các nhà khoa học đi tìm lời giải.

Thành phố của những bức tường đá khổng lồ

Một trong những trở ngại khiến các nhà thám hiểm không dễ dàng tìm được lời giải đáp cho thành phố bí ẩn này, đó là vị trí của nó nằm cách quá xa đất liền và dường như lệch hẳn khỏi “quỹ đạo” nghiên cứu. Thành phố kỳ lạ được các nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên gọi là kỳ quan thứ tám của thế giới. Họ gọi nó là Nan Madol.

Trang Daily Mail của Anh lý giải, “Nan Madol” có nghĩa là “vùng đất ở giữa”, rất phù hợp với vị trí địa lý của thành phố: Nằm trên rạn san hô của đảo Pohnpei, thủ đô của Liên bang Micronesia. Đây là đảo quốc nằm về phía đông bắc của Papua New Guinea ở Thái Bình Dương, một trong những nơi khá… mới mẻ đối với các nhà thám hiểm hay giới khảo cổ.

Trang ntd.tv dẫn số liệu cho hay, Nan Madol dài khoảng 1,5km và rộng 0,5km, gồm 97 đảo đá nhỏ nằm trên các rạn san hô ngầm và cạn ở đảo Pohnpei xa xôi. 97 đảo nhỏ được ngăn cách với nhau bởi các con kênh đào. Một giả thuyết đặt ra, thành phố cổ này có niên đại từ thế kỷ 1 hoặc 2 Sau Công nguyên.

Trang Mirror dẫn lời tiến sĩ Keren Bellinger – một nhà nghiên cứu về đề tài này cho rằng: “Những gì phát hiện phía dưới thật kỳ diệu, cũng giống như cách mà thành phố này được tìm thấy qua ảnh vệ tinh vậy. Họ đã tìm thấy những bức tường đá cao 7,62m và dày 5,62m. Phần lớn trong số đó được xây bằng đá bazan hình lăng trụ, mỗi tảng đá nặng tới… 50 tấn”. Thậm chí, các nhà khoa học ước tính tổng số đá được sử dụng để xây những bức tượng của Nan Madol lên tới… 250 triệu tấn.

Song làm thế nào để người ở Nan Madol di chuyển và xây những bức tường bằng những phiến đá lớn như vậy khi không có máy móc hiện đại hay ròng rọc, đây vẫn là một ẩn số.

Những đồn đoán về thành phố ma quỷ?

Mirror cũng dẫn ý kiến của Phó Giáo sư Mark McCoy tại Đại học Southern Methodist, bang Texas trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News, cho rằng: “Nan Madol là một thủ đô của vương triều Saudeleur (năm 1100-1600). Đây là nơi tập trung quyền lực chính trị, là trung tâm của các nghi thức tôn giáo quan trọng nhất của đất nước, đồng thời là nơi chôn cất của các vị vua trị vì quốc gia”.

Một học giả khác, Giáo sư Patrick Hunt của Đại học Stanford lại đặt câu hỏi về vị trí khác thường của Nan Madol: “Tại sao người ta lại xây dựng thành phố ở ngoài biển, cách xa vị trí của các quần thể dân cư khác trong đất liền? Tại sao nó lại nằm ở đây, cách biệt hoàn toàn với mọi nền văn minh ta đã biết?”.

Như vậy, nếu đúng như các giả thuyết đặt ra, Nan Madol là thành phố duy nhất trên trái đất được xây dựng trên một rạn san hô, tính đến nay.

Về phần mình, những Pohnpei bản địa cho rằng người xưa đã sử dụng phép thuật để xây dựng nên thành phố. Tuy nhiên lại không hề có dấu hiệu hoặc dấu vết đặc biệt nào để biết thêm về những cư dân bí ẩn này. Họ tin rằng những cư dân bí ẩn có liên quan tới triều đại Saudeleur.

Các tài liệu thu thập được từ Bảo tàng Smithsonian cho hay: Saudeleur từng là chúa tể của khu vực Nan Madol. Tổ tiên của họ là hai anh em có nguồn gốc bí ẩn, hậu duệ của hai người đã thành lập một giáo phái vào thế kỷ thứ VI tập trung vào thờ phụng thần biển.

Sau rất nhiều nỗ lực xây dựng một trung tâm chính trị, tôn giáo và khu dân cư, họ đã định cư trên vùng san hô này và thành lập nhà nước Pohnpei thống nhất các đảo để cai trị. Triều đại Saudeleurs chỉ cư trú tại khu vực trung tâm thành phố Nan Madol, với cuộc sống hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Thậm chí có những đồn đoán rằng thành phố này vướng vào một lời nguyền nào đó, hoặc bị ma quỷ ám? Tất cả các giả thuyết đều chưa thỏa mãn sự hiếu kỳ của người đời sau.

Lại có tài liệu ghi, một cuộc đảo chính của một nhóm người được gọi là Nahnmwarki đã lật đổ triều đại Saudeleurs. Sau đó, người Nahnmwarki tiếp quản thành phố, nhưng do vị trí của Nan Madol cách xa cộng đồng, khó khăn trong tìm kiếm lương thực và nước uống, nên nhóm người này không ở lại đây lâu dài. Thành phố vì thế bị bỏ hoang và rơi vào quên lãng.

Tâm An (Nguồn: Mirror)

https://dulich.petrotimes.vn/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.