“San hô đá” tiết lộ sự biến mất bí ẩn của đế chế 4.200 năm tuổi

Một thảm họa “từ trên trời” khiến đế chế Akkadian hùng mạnh bỗng chốc bị xóa sổ, để lại những thành trì hoang phế.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chât Tsuyoshi Watanabe từ Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã bất ngờ tìm được nguyên nhân tàn lụi của đế chế Akkadian hùng mạnh từng cai trị vùng đất nay là Đông Bắc Syria suốt thế kỷ 24-22 trước Công Nguyên.

Đó là một đế quốc hùng mạnh, miền thống nhất đầu tiên ở khu vực gọi là Mesopotamia vào thời điểm 4.200 năm về trước. Họ xây dựng các thành trì với hệ thống thủy lợi tiên tiến khiến giới khảo cố ngày nay phải ngạc nhiên.

Suốt 200 năm, nền văn minh của họ phát triển rực rỡ để rồi các cư dân bỗng chốc như “bốc hơi”, biến miền đất trù phú thành nơi không người trong ít nhất 300 năm sau đó.

Các nhà khoa học đã tìm kiếm ở Vịnh Oman gần đó thứ được gọi là “san hô đá” thuộc chi porites, có niên đại lên tới 4.100 năm, tức thứ san hô cổ xưa đến nỗi đã bị hóa thạch từ lâu.

Cụm san hô này nằm theo hướng gió thổi từ địa điểm khảo cổ Tell Leilan, chính là nơi đế chế Akkadian ngựt rị ngày xưa.

So sánh với san hô hiện đại để tìm ra những thay đổi tinh vi nhất ghi dấu lên san hô vào thời kỳ đế chế Akkadian biết mất, họ đã xác định được chuỗi biến đổi khí hậu bất ngờ vào giai đoạn đế chế Akkadian tàn lụi: Đó là một mùa đông kéo dài, hạn hán, những cơn bão bụi tấn công thường xuyên.

Những cơn bão bụi mùa khô đó dược gọi là shamals, thỉnh thoảng vẫn xảy ra ngày nay, kéo dài 3-5 ngày mỗi cơn với tốc độ gió đạt tới 70 km/giờ.

Thảm họa từ trên trời này khiế nền nông nghiệp của người Akkadian bị thiệt hại nghiêm trọng, nạn đói kéo dài, từ đó kéo theo sự sụp đổ của cả một đế chế hùng mạnh.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Geology.

Theo nld.com.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.