Bảo vệ môi trường biển

Cách đây hơn 1 tuần, Thanh Niên và một số cơ quan báo chí đã có nhiều bài viết phản ánh các rạn san hô trong khu vực biển Hòn Mun bị suy giảm nghiêm trọng, khó có khả năng tự phục hồi nếu không có các giải pháp hữu hiệu.
Những hình ảnh báo chí đăng lên thật sự làm xót lòng bao người yêu thiên nhiên.

Trong vịnh Nha Trang, khu vực biển Hòn Mun là vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt và xem như trái tim của vịnh. Thực tế, vịnh Nha Trang được xem là “huyệt đạo” của du lịch Khánh Hòa, khi nơi đây quá nổi tiếng bởi các tour du lịch biển Nha Trang, nhất là thưởng ngoạn ngắm san hô và hệ sinh thái dưới đáy biển. Dễ hiểu khi nhiều du khách có câu ví von, đến Nha Trang mà chưa đi ngắm rạn san hô biển xem như chưa đến.

Thế nhưng nếu như giữa tháng 6.2020, ở khu bảo tồn biển này có độ phủ san hô sống lên đến 61% thì đến đầu năm 2022 chất lượng san hô ở Hòn Mun dưới mức trung bình. Đặc biệt, khu vực Tây Nam của Hòn Mun có tình trạng rạn san hô rất kém, tỷ lệ bao phủ chỉ còn dưới 10%. Thực trạng đó không phải diễn ra ngày một ngày hai mà từ 4 – 5 năm nay, nhưng không hiểu vì sao các cơ quan quản lý chưa có những cảnh báo, đưa ra các giải pháp cho đến khi báo chí lên tiếng. Đau lòng nhất, hình ảnh các tàu cá giã cào, được ví như hung thần đáy biển, vẫn thi thoảng có mặt đâu đó trong vùng lõi biển Hòn Mun.

Sau khi báo chí lên tiếng, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã kịp thời có những chỉ đạo rốt ráo, sát sườn. Bắt đầu từ việc yêu cầu rà soát toàn bộ cơ chế quản lý, bảo tồn vịnh Nha Trang và công tác phối hợp liên ngành giữa các sở, ngành, địa phương. Bước đầu cho thấy thời gian qua có sự lơ là, thiếu phối hợp nhất định trong bộ máy quản lý nên tình trạng san hô, hệ sinh thái biển ngày càng bị hủy hoại nặng hơn.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh khẳng định, việc bảo tồn, giữ gìn và phục hồi hệ sinh thái biển đa dạng tại vịnh Nha Trang, trong đó có rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết vừa lâu dài của tỉnh. Nghị quyết số 09 ngày 28.1.2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định rõ quan điểm: “Xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa phải dựa trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên biển, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Từ quyết tâm chính trị tới hành động cụ thể một cách nhanh chóng của chính quyền Khánh Hòa đã phần nào làm an lòng những người quan tâm đến thiên nhiên và yêu mến du lịch Nha Trang. Nhưng câu hỏi không thể không đặt ra là phải làm rõ vì sao, ai phải chịu trách nhiệm khi để tình trạng môi trường biển Hòn Mun bị hủy hoại? Giải pháp tăng cường quản lý, quản trị một cách khoa học, hiệu quả trong thời gian tới ra sao… để không tái diễn tình trạng phải đi khắc phục hậu quả thay vì chủ động có giải pháp làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

Biển Hòn Mun – trái tim vịnh Nha Trang đã bị tàn phá nặng nề, đó là thực tế và cũng là bài học cho nhiều vùng biển khác trong cả nước. Đừng để biển quá sức chịu đựng rồi phải đóng cửa biển, khi đó thiệt hại sẽ vô cùng lớn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.