Đã có giải pháp phục hồi san hô ở Hòn Mun

SKĐS – Camera giám sát sẽ hoạt động liên tục 24/7 tại khu vực khoanh vùng có san hô khu vực đảo Hòn Mun, tránh tình trạng san hô bị phá nát không được kiểm soát.

Giám sát liên tục bằng camera

Ngày 26/7, UBND TP. Nha Trang cho biết vừa có báo cáo về kết quả thực hiện các giải pháp xử lý tình trạng suy giảm rạn san hô ở Hòn Mun và vịnh Nha Trang. Động thái này diễn ra sau khi nhiều người lặn biển phát hiện rạn san hô dưới đáy biển Hòn Mun (thuộc vùng lõi vịnh Nha Trang) bị hư hại, chết trắng hàng loạt. Động thái này diễn ra sau khi nhiều người thích lặn biển phát hiện rạn san hô dưới đáy biển Hòn Mun, thuộc vùng lõi vịnh Nha Trang, bị hư hại, biến mất. Hàng loạt rạn san hô tan hoang, chết trắng một vùng.

Từ những khảo sát, đánh giá và tổng hợp thực tế, TP Nha Trang đã tham mưu cơ chế, giải pháp tài chính và phối hợp với Sở Tài chính rà soát hỗ trợ kinh phí phương tiện hoạt động để đảm bảo các điều kiện cho Ban quản lý vịnh Nha Trang thực hiện tốt nhiệm vụ.

Đã có giải pháp phục hồi san hô ở Hòn Mun - Ảnh 2.
San hô trôi dạt lên bờ khu bảo tồn Hòn Mun.

Đội công tác liên ngành xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát 24/24h với sự tham gia của Bộ đội Biên phòng, Công an, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tại khu vực Hòn Mun và vịnh Nha Trang. TP. Nha Trang cũng lên phương án lắp phao phân vùng, biển hiệu tại những khu vực được thực hiện trồng phục hồi san hô; lắp camera dạng năng lượng mặt trời nhằm tăng cường giảm sát ở khu vực Hòn Mun (kinh phí gần 260 triệu đồng).

Sau khi rà soát, đánh giá công tác chuyên môn đối với hoạt động quản lý, bảo tồn các giá trị vịnh Nha Trang, UBND TP Nha Trang đề nghị tỉnh Khánh Hòa cấp 7,3 tỷ đồng cho Ban quản lý vịnh Nha Trang tạm ứng hoạt động trong sáu tháng cuối năm và thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết.

PGS.TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học nhấn mạnh việc phục hồi bảo tồn không đơn giản là thả giống con này con kia, mà cần Quốc hội, Chính phủ thay đổi chính sách về bảo tồn, phát huy tài nguyên biển ngay từ bây giờ một cách khoa học, hợp lý để những tài nguyên biển như ở vịnh Nha Trang được bảo vệ nghiêm túc, được phát triển hết tiềm năng của nó.

Tuy nhiên, chỉ riêng ngành khoa học thì khó mà đảm đương nổi việc bảo tồn, phục hồi và phát triển cho khu bảo tồn vịnh biển Nha Trang. Cần đảm bảo sinh kế cho người dân rất quan trọng, Nhà nước phải tuyên truyền việc bảo vệ khu bảo tồn; tạo sinh kế ổn định cho dân, chỉ khi cuộc sống ổn định, người dân mới xem tài nguyên biển là của chính họ và tự bảo vệ.

Trồng phục hồi tại nhiều địa điểm

Trong các giải pháp đưa ra, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga sẽ tiếp tục trồng phục hồi san hô thí điểm ở một số khu vực Hòn Mun và các điểm khác trong vịnh Nha Trang bằng phương pháp giá thể Rinbbon trên cơ sở kế thừa kết quả từ đề tài nghiên cứu khoa học trước đây. Từ đó, đơn vị thực hiện chọn ra phương án tối ưu, phù hợp để xây dựng phương án phục hồi san hô trên diện rộng.

Đã có giải pháp phục hồi san hô ở Hòn Mun - Ảnh 3.
Trồng phục hồi san hô ở Vịnh Nha Trang

Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản Nha Trang – Đại học Nha Trang, cũng trồng phục hồi san hô ở Hòn Mun bằng phương pháp Biorock. Đây là phương pháp kích thích bằng kích thích điện tích tạo điều kiện hình thành các bề mặt phù hợp cho các hợp tử san hô bám vào và phục hồi cá thể mới.

Cùng với đó, chính quyền thành phố cũng đề nghị thành lập Ban điều phối để chỉ đạo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học Khánh Hòa, trong đó có vịnh Nha Trang. Đồng thời, đội công tác liên ngành xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát 24/24h với sự tham gia của Bộ đội Biên phòng, Công an, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản khác tại khu vực Hòn Mun và vịnh Nha Trang.

Đồng thời, UBND TP Nha Trang lên phương án lắp phao phân vùng, biển hiệu tại những khu vực được thực hiện trồng phục hồi san hô; lắp camera dạng năng lượng mặt trời nhằm tăng cường giảm sát ở khu vực Hòn Mun (kinh phí gần 260 triệu đồng).

Các chuyên gia Viện Hải dương học Nha Trang nhận định san hô có hai hình thức sinh sản là đẻ trứng (hữu tính) và nẩy chồi (vô tính). Những san hô gãy đổ nếu còn sống vẫn có thể nuôi cấy được, song mất rất nhiều thời gian. Mỗi năm san hô cành phát triển chỉ từ 1 đến 10cm, san hô khối phát triển 1cm. Để nuôi được một rạn san hô thành công có khi phải mất tới hàng nghìn, thậm chí cả triệu năm.

Về lâu dài, địa phương cần mời gọi doanh nghiệp đầu tư theo hướng xã hội hóa, xây dựng mô hình quản trị công tư, kết hợp kinh doanh du lịch, dịch vụ gắn với nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái biển bền vững.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.