Nghiên cứu: Phân của loài cá giúp ngăn chặn quá trình tẩy trắng san hô?

Các nhà nghiên cứu đang tìm cách chứng minh rằng, cá ăn san hô sẽ phát tán tảo cộng sinh của san hô trong phân của chúng. Nếu như quan sát và phân tích của họ là chính xác, nó sẽ mở ra cơ hội mới giúp ngăn tình trạng tẩy trắng san hô.

Một rạn san hô khỏe mạnh là khi có sự cộng sinh giữa san hô và các loại tảo cực nhỏ sống trong đó.

Bộ đôi này tạo nên nền tảng vật chất cho các rạn san hô và là nơi cho 1/4 các loài sinh vật biển trên Trái đất cư trú. Nhưng điều ít được biết đến hơn là làm thế nào san hô có thể duy trì được lớp tảo cộng sinh đó.

San hô sinh sản bằng cách phóng ra các ấu trùng sống tự do và không có sự liên kết với bất cứ thứ gì. Nhưng sau đó chúng kết hợp với tảo từ môi trường xung quanh và hình thành nên các rạn san hô. Tuy nhiên loại tảo đó đến từ đâu thì các nhà khoa học không chắc chắn.

Adrienne Correa, một nhà sinh vật học biển tại Đại học Rice ở Texas, Mỹ đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu san hô và các loài cộng sinh của chúng. Trong một phát hiện mới nhất, cô cho rằng, nguồn gốc của ít nhất một số loài cộng sinh với san hô đến từ phân cá.

Trong nghiên cứu gần đây, Correa và nhóm của cô chỉ ra rằng, phân của những loài cá ăn san hô chứa đầy các loài tảo và có thể thiết lập mối quan hệ cộng sinh với san hô. Tuy vậy nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể liên kết được đầy đủ mối quan hệ giữa các rạn san hô trưởng thành hoặc ấu trùng với phân cá.

Nhưng thực tế là hải quỳ, một sinh vật có quan hệ họ hàng gần gũi đã lấy tảo theo cách này và đem tới một gợi ý cực kỳ quan trọng.

Correa và nhóm của cô hy vọng sẽ sớm chứng minh được mối quan hệ trên trong các thí nghiệm vào cuối năm nay. Địa điểm là Trung tâm nghiên cứu sinh thái dài hạn rạn san hô Moorea ở Polynesia thuộc Pháp.

Phân cá là gợi ý quan trọng để ngăn tình trạng tẩy trắng san hô

Đối với Correa, việc trả lời được câu hỏi về nguồn gốc của các loài cộng sinh với san hô là cấp bách trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay đang đe dọa tẩy trắng nhiều rạn san hô.

Đại dương ấm lên và đe dọa tới nhiều rạn san hô. Do tác động của nhiệt độ nước biển tăng lên, san hô sẽ dần bị tẩy trắng do lớp tảo của chúng bị đẩy ra ngoài và không còn bảo vệ được san hô.

Tẩy trắng có thể khiến san hô bị tuyệt diệt. Nhất là các sự kiện tẩy trắng hàng loạt đe dọa sự biến mất của san hô trong tương lai. Correa tự hỏi liệu cá ăn san hô có giữ được chìa khóa cho khả năng phục hồi của san hô hay không.

Trong các sự kiện tẩy trắng, từng loài san hô sẽ phản ứng khác nhau. Một số sẽ phục hồi nhanh hơn, một phần là do các loài cộng sinh ở tảo của chúng khác với các loài san hô bị ảnh hưởng nặng nề.

Mặc dù nhiều loài san hô chỉ thiết lập mối quan hệ với một loại tảo, nhưng những loài khác có thể liên kết với một số loài tảo khác nhau. Một số loài tảo cộng sinh giúp cho san hô Acropora chịu nhiệt tốt hơn những loài khác. Lúc này vai trò của cá sẽ rất quan trọng trong việc phục hồi san hô.

Một số loài cá chỉ ăn san hô và chúng chỉ thích ăn san hô khỏe mạnh, không bị tẩy trắng. Thông qua việc ăn các loại tảo có khả năng phục hồi tốt hơn từ san hô chưa tẩy trắng, những loài cá này có thể giúp phát tán các “loài cộng sinh” chịu nhiệt xung quanh nhiều rạn san hô khác bằng phân của chúng.

Nghiên cứu: Phân của loài cá giúp ngăn chặn quá trình tẩy trắng san hô?

Nếu các thí nghiệm sắp tới của Correa ủng hộ giả thuyết của cô, một số quần thể cá có thể chứng minh vai trò phân tán các loại tảo phù hợp để duy trì và phục hồi các rạn san hô ở vùng nước ấm.

Tamar Liberman Goulet, một nhà sinh vật học san hô tại Đại học Mississippi, Mỹ không tham gia vào nghiên cứu cho rằng, ý tưởng của Correa mang tới nhiều giá trị và gợi ý quan trọng. Nhưng Goulet cảnh báo có những hạn chế về vai trò của phân cá. Goulet cho rằng cá có xu hướng bám vào rạn san hô quen thuộc và như vậy, chúng chỉ có thể phân tán các loài cộng sinh trong một khu vực hạn chế.

Goulet chia sẻ: “Rạn san hô về mặt nào đó giống như một hòn đảo, mặc dù nó ở dưới biển. Nhiều loài cá và các sinh vật khác bị giới hạn trong rạn san hô mà chúng đang ở. Nếu có một rào cản vật lý giữa các rạn san hô, chẳng hạn như một bãi cát, cá sẽ không bơi qua rào cản đó. Và chúng cũng thích được san hô bảo vệ hơn là đi tìm vùng nước khác”.

Cuối cùng, phân cá giúp phát tán tảo sẽ không đủ để chống lại các hiện tượng tẩy trắng nghiêm trọng nhất.

Cá ăn san hô không thể tự khắc phục được. Có quá nhiều tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến san hô. Vấn đề vẫn là chống biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, đại dương.

Nguồn: Popsci

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.