Nhiều rạn san hô bị hư hại, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong có thêm nhiều tổ đồng quản lý bảo vệ san hô

Ngày 27/7, trong chuyến công tác tại Bình Định, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đến thăm, gặp gỡ và chia sẻ với Tổ đồng quản lý bảo vệ san hô tại Ghềnh Ráng, Quy Nhơn, Bình Định.

Tổ đồng quản lý bảo vệ san hô Ghềnh Ráng được thành lập theo Dự án do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ môi trường toàn cầu GEF hỗ trợ và Hiệp hội Thủy sản Bình Định chủ trì thực hiện với mục đích hỗ trợ cộng đồng địa phương bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô, bảo vệ đa dạng sinh học của vùng biển ven bờ vịnh Quy Nhơn gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng bền vững.

Dự án được thực hiện trong 3 năm (từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2021).

Ông Vũ Huy Hảo – Tổ trưởng Tổ đồng quản lý bảo vệ san hô Ghềnh Ráng cho biết, sau 2 năm hoạt động, đến nay đã có 4 Tổ chức đồng quản lý được thành lập và đi vào hoạt động với 220 thành viên tham gia. 

Nhiệm vụ của tổ chức này là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông làm thay đổi nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô, nuôi trồng thủy sản để có sinh kế lâu dài; đồng thời, trực tiếp được giao quản lý theo Luật Thủy sản 2017 trên 46 ha khu vực biển ven bờ. 

Các hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ thủy sản kết hợp dịch vụ công ích được củng cố tổ chức, duy trì hoạt động, trở thành nòng cốt của tổ cộng đồng trong cải thiện cảnh quan, môi trường biển; nhất là việc cung ứng dịch vụ công ích, tạo hình ảnh văn minh thu hút khách du lịch, tạo sinh kế mới cho ngư dân. 

Hiện nay, Dự án cũng thành lập được 4 Quỹ cộng đồng từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. 

“Các Tổ chức đồng quản lý bảo vệ san hô bước đầu đi vào ổn định và nề nếp, uy tín dần tăng lên đối với chính quyền các địa phương và người dân; nhất là các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tạo sinh kế mới cho ngư dân” – bà Nguyễn Hải Bình, Hiệp hội Thủy sản Bình Định chia sẻ.

Tuy nhiên, theo bà Bình, để tiếp tục phát huy vai trò của các Tổ chức đồng quản lý này vẫn cần sự nỗ lực và hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, sự liên kết với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội… để huy động đa dạng nguồn lực tham gia, đảm bảo tính bền vững. 

Các hoạt động đồng quản lý tại các điểm dự án với tinh thần tự chủ của địa phương và cộng đồng, sẽ tiếp tục thúc đẩy việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản quốc gia và sự liên kết, học hỏi, chia sẻ trong khu vực.

Đồng quản lý bảo vệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản cho mai sau - Ảnh 2.
Thành viên Tổ chức đồng quản lý bảo vệ san hô Ghềnh Ráng kiểm tra rạn san hô. Ảnh: P.V

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan ghi nhận và đánh giá cao vai trò của các Tổ chức đồng quản lý bảo vệ san hô trong công tác quản lý bảo vệ hệ sinh thái san hô nói riêng và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ nói chung thời gian qua; nhất là việc nâng cao năng lực và vai trò của tổ chức cộng đồng địa phương trong việc tham gia cùng các cơ quan quản lý nhà nước gìn giữ, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đóng góp vào sự phát triển bền vững. 

Các sáng kiến sinh kế làm giảm sự phụ thuộc vào khai thác nguồn lợi thủy sản, chống khai thác hủy diệt và quá mức cũng sẽ được tập trung phát triển, tính đến nội lực của người dân và các tác động của biến đổi khí hậu.

Gợi mở về định hướng hoạt động trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, Tổ chức đồng quản lý bảo vệ san hô cần mời gọi sự tham gia, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ – du lịch lân cận để bảo đảm việc chia sẻ, hài hoà lợi ích. 

Từ thành công bước đầu của mô hình này, các tỉnh ven biển cần nghiên cứu, học tập và nhân rộng để công tác bảo vệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản bền vững hơn.

Về phía Bộ NNPTNT sẽ giao các đơn vị chức năng tăng cường trao đổi, làm việc với các Tổ chức Quốc tế tiếp tục đồng hành để nâng cao hơn nữa năng lực cho cộng đồng, nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình, bảo đảm sát thực, đem đến lợi ích chung.

“Chia sẻ về giá trị, lợi ích, mục tiêu hoạt động của Tổ cộng động bảo vệ san hô, hơn hết là hướng đến giá trị của nguồn lợi thuỷ sản, cảnh quan, môi trường biển cho thế hệ mai sau, mà trước hết là chính con cháu của các thành viên trong Tổ cộng đồng” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Thời gian qua, nhiều địa phương ghi nhận tình trạng suy giảm rạn san hô. Như tại Hòn Mun (Nha Trang, Khánh Hòa) rất nhiều san hô bị hư hại, suy giảm 70-90% so với năm 2015. 

Ngoài nguyên nhân do tác động của cơn bão số 12 cuối năm 2017, cơn bão số 9 năm 2021 và sự bùng nổ sao biển gai trong hai năm 2018 – 2019 khiến cho nhiều rạn san hô ở độ sâu 1-3m bị gãy đổ, khả năng phục hồi rất chậm, còn có tác động của con người.

khu bảo tồn biển Hòn Mun nói riêng có đến 380 loài. San hô chết, san hô hư hại là một trong những dấu hiệu suy thoái về môi trường biển.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.