Phê duyệt kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau – (20/03/2020)

Tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt kế hoạch quản lý 5 năm (2020 – 2024) Khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) nhằm bảo tồn đa dạng sinh hoạt biển, bảo vệ môi trường biển, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển bền vững.

Với tổng kinh phí là 10,45 tỷ đồng để bảo vệ Khu bảo tồn biển Hòn Cau trong 5 năm, hướng đến mục tiếu tổ chức thực hiện công tác quản lý theo đúng quy định của pháp luật, phấn đấu đến năm 2024, Khu bảo tồn biển Hòn Cau được tiếp cận và phát huy tốt mô hình quản lý có sự tham gia của các bên liên quan. Quản lý khu bảo tồn còn để duy trì và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học biển và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Trong tương lai sẽ phục hồi quần thể các loại thủy sản quan trọng, trong dó có một số loài quý hiếm, đặc hữu như tôm hùm, cua đá, rùa biển, cá mú. Đồng thời, bảo vệ hệ sinh thái thảm cỏ, thực vật biển, rạn san hô gắn với quản lý chặt chẽ các khu vực bãi đè và bảo vệ 100% rùa biển lên đảo sinh sản. Đến năm 2024, tăng độ bao phủ rạn san hô tại khu vực vùng lõi của khu bảo tồn lên 70% (tỷ lệ san hô sống trên tổng diện tích vùng rạn), tăng độ bao phủ của thảm cỏ biển hiện có lên 10%. Vào thời điểm này, các nghề khai thác thủy sản sẽ không còn hoạt động trong khu bảo tồn. Cùng với việc trồng mới và bảo vệ hơn 20 héc ta rừng, bảo vệ hệ sinh thái trên đảo Hòn Cau, sẽ thực hiện tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao số lượng và chất lượng nguồn lợi thủy sản trong và xung quanh khu bảo tồn.

Về mặt kinh tế – xã hội, sẽ nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học biển, giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô và những lợi ích mang lại tử khu bảo tồn. Cùng với đó, sẽ cải thiện sinh kế cộng đồng, ổn định mức thu nhập của hộ gia đình bằng cách giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên biển trong trường hợp một số hoạt động khai thác bị hạn chế hoặc cấm. Ngoài ra, sẽ triển khai đề án phát triển du lịch sinh thái biển bền vững có sự tham gia của cộng đồng tại khu bảo tồn, đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Theo kế hoạch, để triển khai hiệu quả việc quản lý Khu bảo tồn Hòn Cau sẽ cùng lúc thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp như: nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh tuyên tuyền để nâng cao nhận thức về bảo tồn biển, tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo vệ môi trường, kết hợp phát triển du lịch với bảo tồn biển, cải thiện sinh kế cộng đồng, thiết lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học biển (phục hồi rạn san hô, bảo vệ rùa biển, tái tạo một số giống loài hải đặc sản), thả phao phân vùng chức năng và giải pháp về tài chính. Bên cạnh đó, còn giao các sở ngành, địa phương liên qnan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau từ năm 2020 – 2024.

Nguyên Vũ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.