Quan trắc khí hậu, hệ sinh thái rặng san hô và biến đổi khí hậu

Sử dụng dữ liệu từ hệ thống vệ tinh Môi trường cùng các quan trắc mặt đất, biển

Chương trình Quan trắc Rặng San hô (Coral Reef Watch Program) và Trung tâm quan sát Mauna Loa (MLO) thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa kỳ (NOAA – National Oceanic and Atmospheric Administration) sử dụng các dữ liệu thu thập được từ Hệ thống vệ tinh Môi trường, gồm hai nhóm Vệ tinh Môi trường quĩ đạo cực (POES), Vệ tinh Môi trường quĩ đạo địa tĩnh (GOES). Các dữ liệu ảnh vệ tinh được phân tích, xử lý, kết hợp với các dữ liệu trạm đo mặt đất và đại dương ở các nơi cho ra sản phẩm nhiệt bề mặt nước biển (SST – sea surface temperature), nồng độ CO2 trong bầu khí quyển Đặc biệt là, các phân tích đánh giá cho ra sản phẩm đánh giá tình trạng sức khỏe của san hô trên cấp độ toàn cầu.

Dựa trên dữ liệu quan trắc và phân tích nhiệt bề mặt nước biển hằng ngày cho thấy diễn biến nhiệt mặt đại dương thay đổi rõ rệt theo mùa, và biến đổi theo thời gian. Hệ sinh thái rặng san hô bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố nhiệt độ. Khi nhiệt độ cao, hoặc bị phơi sáng quá mạnh là những yếu tố chính gây nên stress cho san hô, dẫn đến tình trạng mất dần sắc tố của san hô (thông thường san hô có các màu từ vàng tới nâu) và hóa trắng dần. Nếu tình trạng này kéo dài san hô bị chết và hóa vôi cứng (có màu trắng). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng san hô bị mất màu (hay còn gọi là san hô tấy trắng) – Coral Bleaching. Việc quan trắc thường xuyên nhiệt độ bề mặt nước biển bằng vệ tinh giúp bảo tồn, quản lý hệ sinh thái san hô có hiệu quả hơn ở cấp độ toàn cầu.

Chương trình quan trắc đưa ra kết quả nghiên cứu hằng ngày, tổng hợp lại theo tuần, hai tuần để dưa ra các cảnh báo về tình trạng sức khỏe của san hô. Hình bên dưới cho thấy tình trạng của san hô vào ngày 22/5/2014. Cấp báo động I đang xuất hiện tại vùng biển trung tâm Thái Bình Dương, Ấn độ dương, Trung Mỹ. Cấp cảnh báo cần chú ý phân bố khu vực biển đông từ quần đảo Philipin kéo dài tới vùng biển phía nam Việt Nam. Trong khi đó vào ngày 2/1/2014, cấp báo động I co cụm lại vùng biển phía bắc châu Úc.. Theo thời gian trong năm, dải cảnh báo cho san hô trùng với thay đổi nhiệt độ bề mặt nước biển, dịch chuyển theo mùa từ Nam bán cầu lên bắc bán cầu và ngược lại.

bleaching 22052014
Hình 1: Cảnh báo vùng san hô bị stress ngày 22/5/2014 (nguồn NOAA)
bleaching 20022014
Hình 2: Cảnh báo vùng san hô bị stress ngày 20/2/2014 (nguồn NOAA)
bleaching 02012014
Hình 3: Cảnh báo vùng san hô bị stress ngày 2/1/2014 (nguồn NOAA)

Chương trình quan trắc này cập nhật kết quả hai lần/ tuần, độ phân giải không gian 50km, dữ liệu phân tích theo thời gian gần thực bắt đầu từ 1997.

Hai hình dưới cho thấy SST quan trắc được trong tuần thứ hai của tháng 5/2014. Vùng nhiệt độ cao đã mở rộng hơn về cả về hai phía Nam và Bắc bán cầu so với cùng thời kỳ năm 1982. Đây là kết quả phân tích từ ảnh AVHRR thu từ vệ tinh các POES của NOAA.

Nhietdo 052014
Hình 4: Nhiệt độ bề mặt nước biển 12-18/5 năm 2014 (nguồn NOAA)
SST 051982
Hình 5: Nhiệt độ bề mặt nước biển 10-16/5 năm 1982 (nguồn NOAA)

Đồng thời với việc quan trắc nhiệt độ bề mặt nước biển là chương trình quan trắc và giám sát nồng độ CO2 trong bầu khí quyển. Khí CO2 được biết như là một trong những tác nhân chính tạo khí nhà kính và quá trình nóng lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Các kết quả quan trắc tại trung tâm MLO đặt tại Hawaii mới nhất vừa được NOAA công bố, cho thấy nồng độ CO2 trong bầu khí quyển vào tháng Tư vừa rồi là cao nhất kỷ lục từ năm 1958.

Nồng độ CO2 trung bình trong tháng 4/2014 đạt 401,33 ppm, vượt xa ngưỡng an toàn 350 ppm. Đến ngày 21/5/2014 nồng đã lên 401,80 ppm, cho thấy xu hướng mùa hè năm nay sẽ rất nóng. Lưu ý là nồng độ CO2 trong khí quyển ở mức an toàn là 350 ppm (ngưỡng an toàn trên) quan trắc được trong năm 1988, kề từ đó nồng độ CO2 liên tục tăng cho tới nay. Với nồng độ này trong tháng Tư, đây là tháng đầu tiên có nồng độ CO2 trung bình vượt mức kỷ lục 400 ppm so với hàng triệu năm về trước.

PBV tổng hợp từ các nguồn của NOAA
http://www.noaa.gov/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.