Tan hoang rạn san hô ở biển Nha Trang

KHÁNH HÒASau khi Covid-19 được kiểm soát, du khách yêu thích lặn biển bất ngờ khi nhiều rạn san hô ở đảo Hòn Mun, thuộc vùng lõi vịnh Nha Trang, bị hư hại, biến mất.

Hòn Mun cách bờ hơn 10 km. Nơi đây có nhiều san hô và hệ sinh thái phong phú, đa dạng bậc nhất Việt Nam, các bãi lặn nổi tiếng, thu hút du khách đến lặn biển, xem đáy đại dương.

1 1654859508

Rạn san hô ở Hòn Mun thời điểm trước Covid-19.

Honmun 12 1654858460

Khách lặn ngắm san hô tại khu vực đảo Hòn Mun, đầu năm 2020.

Hiện, toàn vịnh Nha Trang có điểm lặn nam Hòn Mun yêu cầu khách không được sử dụng công cụ lặn (có bình dưỡng khí) bởi đây là vùng bãi đẻ của sinh vật biển, nên chỉ có thể lặn bằng mặt nạ ống thở (snokerling).

https://8cc44bcae8272b515351ac5e93d359c5.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Honmun 7 1654858457

Sau khi Covid-19 được kiểm soát, nhiều khách du lịch bất ngờ khi san hô ở một số khu vực biển Hòn Mun chết hàng loạt, hầu như không còn để chiêm ngưỡng, ngày 8/6.

Honmun 8 1654858458

San hô chết ở khu vực Tây Nam đảo Hòn Mun, ngày 9/6.

Honmun 5 1654858456

Cảnh hoang tàn ở một số rạn san hô tại biển Hòn Mun, đầu tháng 6/2022.

https://8cc44bcae8272b515351ac5e93d359c5.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
Honmun 9 1654858458

Một cụm san hô ở Hòn Mun bị gãy dưới đáy biển, đầu tháng 6/2022.

Việc suy giảm rạn san hô trong vịnh Nha Trang có nhiều nguyên nhân như: khai thác hủy diệt bằng chất nổ (hiện nay không còn); ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản; hiện tượng tẩy trắng san hô và các tác động thiên nhiên như bão, lũ…

Honmun 11 1654858459

Các tàu đánh cá trái phép, tàu giã cào cũng là nguyên nhân khiến san hô ở Hòn Mun suy kiệt. Nhiều tàu đánh bắt giã cào, quét sạch sinh vật biển từ nhỏ đến lớn, lưới làm san hô gãy đổ, hư hại. Một số người dùng bẫy, thuốc nổ đánh các loại cá, tôm…

Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các đội tuần tra ở vịnh đã ngăn chặn 49 trường hợp khai thác trái phép… Nhiều trường hợp, ban quản lý vịnh phải nhờ đến lực lượng biên phòng, hải đội kết hợp mới xử lý được. Trong hình là tàu giã cào bị bắt hồi tháng 5.

Honmun 10 1654858459

Một tấm lưới đánh cá kẹt dưới đáy biển ở đảo Hòn Mun gây hại tới phát triển của rạn san hô, được các thợ lặn gỡ để kéo lên bờ.

https://8cc44bcae8272b515351ac5e93d359c5.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html
4 1654859639

Chai nhựa được các ngư dân đánh bắt trái phép và một số du khách quăng xuống biển, kẹt ở các rạn san hô.

2 1654859638

Rác thải nhựa, túi nilon đủ loại vứt dưới đáy biển Hòn Mun.

6 1654859757

Hơn hai năm qua, các huấn luyện viên lặn biển tại vịnh Nha Trang thường kết hợp dạy và nhặt rác dưới đáy biển.

Huấn luyện lặn biển, anh Nguyễn Văn Đức (TP Nha Trang) trong lần vớt chai lọ. dép nhựa… dưới biển Hòn Mun.

https://8cc44bcae8272b515351ac5e93d359c5.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Video Player is loading.Dừng

Hiện tại 0:03

/

Thời lượng 0:32

Đã tải: 0%

Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hình

Cảnh các rạn san hô ở biển Hòn Mun trước và sau dịch. Video: Đức Kha

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.