Bình Định-Phú Yên: Các rạn san hô đang bị đe dọa

Thời gian gần đây, các rạn san hô tại khu vực Nam Trung bộ, nhiều vùng vịnh đang bị xâm hại nghiêm trọng. Trong đó, tại tỉnh Bình Định và Phú Yên, các rạn san hô đang rơi vào tình trạng đáng báo động, cần giải pháp để bảo tồn.

San hô ngày càng kiệt quệ

Tại khu vực biển Quy Nhơn (Bình Định) có khoảng 152ha rạn san hô phân bố ven bờ và các đảo Bãi Dứa, Hòn Khô, Hòn Sẹo, Hòn Nhàn, Nhơn Châu. Tuy nhiên, hiện các rạn san hô đang bị xâm hại nhiều bởi tác động của triều cường, bão biển và các hoạt động đánh bắt cá, khai thác du lịch, thủy sản…

Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đang tác động đến môi trường,  sinh trưởng san hô.
Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đang tác động đến môi trường, sinh trưởng san hô.

Theo phản ánh của người dân tại xã bán đảo Nhơn Lý, tình trạng các tàu cá ở nơi khác lén lút đánh bắt kiểu cào quét đáy biển, đã làm hại đến nhiều vùng san hô. “Đáng ngại nhất là các tàu này sử dụng cả mìn để đánh cá nên vô tình tàn sát cả rạn san hô”, ông N.H.Đ. bức xúc nói.

Mới đây nhất, tại Di tích danh thắng quốc gia Quần thể Hòn Yến (Phú Yên), nhiều du khách và nhiếp ảnh gia vô tư giẫm đạp lên các rạn san hô để săn ảnh được du khách ghi hình và đăng tải trên các trang mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

Nhiều người vô tư giẫm đạp, ngồi lên các rạn san hô để chụp hình.
Nhiều người vô tư giẫm đạp, ngồi lên các rạn san hô để chụp hình.

Chị L.Đ.T. Trúc, khách du lịch đến từ TP Nha Trang (Khánh Hòa) bức xúc nói: “Bản thân mình cũng là khách du lịch, đến để check in, chụp hình. Nhưng lại có nhiều người ngồi lên san hô để chụp hình, mình cũng đã nhắc 4 lần rồi nhưng mọi người vẫn tiếp tục những hành động đó, họ tránh né mình và tìm chỗ khác có những rạn san hô đẹp nhất để ngồi lên chụp hình”.

Nhiều nhiếp ảnh gia đạp lên san hô để chụp ảnh.
Nhiều nhiếp ảnh gia đạp lên san hô để chụp ảnh.

Được biết, tỉnh Phú Yên có bờ biển dài 189km, với khoảng 180 loài san hô, riêng tại Di tích danh thắng quốc gia Quần thể Hòn Yến nằm ở xã An Hòa Hải, huyện Tuy An có 17 loài sinh sống.

Khó khăn trong việc bảo vệ

Trao đổi về giải pháp bảo vệ các rạn san hô, ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, gần như không có giải pháp bảo tồn, phục hồi, chỉ tăng cường giám sát, hạn chế tối đa các yếu tố tác động, xâm hại. “Ở tầm địa phương rất khó để đưa ra giải pháp hữu hiệu, vì hầu hết các rạn san hô ở Quy Nhơn đều nằm sâu dưới đáy biển”, ông Nam cho biết thêm.

Các rạn san hô tự nhiên cần biện pháp bảo tồn.
Các rạn san hô tự nhiên cần biện pháp bảo tồn.

Về việc Di tích danh thắng quốc gia Quần thể Hòn Yến bị xâm hại, ông Huỳnh Văn Khoa, Chủ tịch UBND huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, vì nhu cầu du lịch ở Hòn Yến rất lớn nhưng hạ tầng du lịch tại đây còn đang thiếu thốn. Nên hầu như các đoàn du khách, người dân đến Hòn Yến không có nhiều lựa chọn trải nghiệm để giảm thiểu tác động, xâm hại san hô.

“Việc nhiều du khách và nhiếp ảnh gia ngang nhiên giẫm đạp lên các rạn san hô là hình ảnh không đẹp, huyện sẽ chỉ đạo các ngành có liên quan tiến hành giăng dây các khu vực có san hô để tránh du khách giẫm đạp gây hư hại san hô”, ông Khoa nhận định.

Theo PGS-TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học biển Việt Nam, hầu hết các rạn san hô ven biển trong cả nước đều bị xâm hại từng ngày, nguyên nhân do quản trị biển không tốt, tất cả chạy theo lợi ích kinh tế quá mức. Phải có những cuộc khảo sát tầm vĩ mô, hết sức nghiêm túc, nhằm đánh giá thực tiễn, nguyên nhân vấn đề thì mới tìm ra được giải pháp để tham vấn cụ thể cho từng địa phương.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.