Sau cái chết của các rạn san hô: Liệu đã đến lúc hạn chế số lượng du khách tắm biển?

Sau cái chết của những rạn san hô ở Nha Trang, Khánh Hòa vừa qua, một số ý kiến cho rằng không chỉ hạn chế lặn biển mà đã đến lúc cần kiểm soát số lượng người tắm biển.

Bởi số lượng khách đến các khu du lịch biển tăng quá mạnh có thể gây ra những tác động theo cấp số nhân, làm tổn hại sự đa dạng của hệ sinh thái biển. Giải pháp này đã được nhiều quốc gia áp dụng.

Vậy Việt Nam nên cân nhắc và thực hiện ra sao?Liên quan đến vấn đề này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Trung Lương – nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch).

PV: Trước thực trạng nhiều tài nguyên biển đang bị khai thác triệt để, chúng ta có khống chế số lượng khách du lịch tại một số bãi biển hay khu vực du lịch sinh thái nhằm bảo tồn giá trị biển?

PGS.TS Phạm Trung Lương: Chúng tôi cho rằng trong du lịch việc này là cực kỳ quan trọng đối với những khu vực diễn ra hoạt động du lịch đặc biệt là những khu vực du lịch sinh thái liên quan đến việc khai thác các giá trị tự nhiên.

Việc hạn chế lượng du khách không vượt quá mức chịu tải của hệ sinh thái đó bao gồm có thể là các bãi cát, các rạn san hô, có thể cánh rừng…

Chúng tôi luôn luôn cảnh báo và thậm chí có những điểm khi cần thiết chúng tôi có thể tính toán được lượng khách đó là bao nhiêu tại một thời điểm là phù hợp để không ảnh hưởng.

Mỗi hệ sinh thái có giá trị riêng và chúng ta đều có thể tính toán được.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

PV: Để có thể quản lý sức chứa bãi biển, chính quyền các địa phương, cơ quan quản lý cần làm gì?

PGS.TS Phạm Trung Lương: Việc quản lý sức chứa bãi biển là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi đã cảnh báo những khu vực mới như khu vực Phú Quốc chẳng hạn. Chúng tôi tính toán sức chứa cho từng bãi biển một.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động đó có theo cái chúng tôi đưa ra để mà giới hạn lượng khách hay không lại là một vấn đề rất lớn. Trong thực tế, hình như không có sự tuân thủ đó, kể cả những khu vực nhạy cảm với hệ sinh thái, như  rạn san hô mà chúng ta vừa đề cập.

Trong thực tế, việc thực hiện quản lý sức chứa theo từng điểm đến trong đó có bãi biển và những rạn san hô thì cực kỳ khó khăn vì cái này đang mâu thuẫn đối với mong muốn kinh doanh.

Chính điều này, đòi hỏi chúng ta cần phải đưa ra những quy định chặt chẽ hơn, mang tính pháp lý hơn và năng lực quản lý ở những địa điểm đó phải được nâng lên. Đặc biệt cần phải có quản lý rất nguyên tắc của các nhà quản lý điểm đến, nghĩa là chúng ta phải cân đối hài hòa giữa bảo tồn và phát triển thì chúng ta mới có thể thực hiện được điều đó.

Tuy nhiên một điều cần thiết hơn nữa, chúng ta cần có những quy định, những chỗ nào tàu chở khách ra phải đậu ở đâu để các cái neo khi ném xuống nước không bị cắm vào các rạn san hô.

PV: Xin cảm ơn ông!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Popular

spot_img

More from author

Mê mẩn bãi san hô lộ thiên ở Quảng Ngãi

Kinhtedothi - Khi thủy triều rút, dưới ánh nắng buổi chiều, rạn san hô với những hình dáng, sắc màu đa dạng dần lộ ra, tạo nên cảnh đẹp hiếm có.

RẠN SAN HÔ GREAT BARRIER PHỤC HỒI MẠNH MẼ | HTV TIN TỨC

Theo Viện Khoa học Đại dương Australia (AIMS), phần lớn diện tích Rạn san hô Vĩ đại đều có mức độ bao phủ san hô lớn nhất trong gần 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, rạn san hô này vẫn vô cùng dễ tổn thương trước tình trạng tẩy trắng liên tục.

Rạn san hô Great Barrier ở Australia đạt độ phủ cao nhất trong 36 năm

VTV.vn - Theo một báo cáo mới của Viện Khoa học Biển Australia, số lượng san hô ở một số khu vực thuộc rạn san hô Great Barrier đã đạt mức cao nhất trong 36 năm qua.

Các phần của rạn san hô Great Barrier ở Úc có độ phủ san hô cao nhất trong 36 năm

MELBOURNE / SYDNEY (Reuters) – Hai phần ba rạn san hô Great Barrier của Úc có độ phủ san hô nhiều nhất trong 36 năm, nhưng các rạn san hô vẫn bị tẩy trắng hàng loạt ngày càng thường xuyên, một chương trình giám sát dài hạn chính thức đưa tin hôm thứ Năm.